Thị trường Trái phiếu đang nói lên điều gì?

Thị trường Trái phiếu đang nói lên điều gì?

Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

17:00 05/09/2024

Thị trường chứng khoán chìm trong sắc đỏ do lo ngại của nhà đầu tư về khả năng suy thoái kinh tế, bất chấp các chỉ báo tích cực trên thị trường trái phiếu, cùng với việc lạm phát đã dần suy yếu trong ba năm qua. Đường cong lợi suất đang phẳng dần, cho thấy sự lạc quan về tăng trưởng kinh tế trong tương lai. Fed dự kiến ​​sẽ bước vào lộ trình cắt giảm lãi suất, đồng thời tiếp tục thận trọng trong việc thắt chặt định lượng (QT) để tránh gây xáo trộn thị trường.

Thị trường tài chính đang đi về đâu?

Cả ba chỉ số chứng khoán quan trọng tại thị trường Mỹ đều giảm mạnh vào hôm qua. Hannah Miao, trên tờ Wall Street Journal, cho rằng phiên giảm điểm này đến từ lo ngại của nhà đầu tư về việc nền kinh tế đang có dấu hiệu chậm lại: "Các nhà giao dịch trở lại sau kỳ nghỉ Lễ Lao động với tín hiệu ảm đạm tiếp tục xuất hiện trong lĩnh vực sản xuất, làm dấy lên lo ngại về sức khỏe của nền kinh tế."

Tuy vậy, tại các thị trường khác, ví dụ như trái phiếu, các chỉ báo trong thời gian gần đây lại chỉ ra một nền kinh tế vẫn đang hoạt động tốt và đi đúng hướng.

Ví dụ, kỳ vọng lạm phát được phản ánh trong lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tiếp tục duy trì gần với mục tiêu lạm phát mà Hội đồng Dự trữ Liên bang đang theo đuổi: Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm đóng cửa ở mức 3.91%, trong khi lợi suất Trái phiếu Chính phủ chống lạm phát (TIPs) cùng kỳ hạn ở mức 1.76% vào hôm qua. Điều này có nghĩa là ước tính lạm phát trong 10 năm tới của nhà đầu tư sẽ là 2.15%. Nếu thực hiện phép tính tương tự đối với hai loại trái phiếu này ở mức kỳ hạn 5 năm, chúng ta sẽ có con số lạm phát dự kiến là 2.00%. Để dễ so sánh, vào hai năm trước, con số này ở mức ​​2.50% đối với kỳ hạn 10 năm và 2.70% đối với kỳ hạn 5 năm và giảm về mức 2.30% ở cả hai kỳ hạn trong năm 2023.

Vì vậy, có thể thấy rằng trong ba năm qua, khoảng thời gian mà Fed đã thực hiện chính sách thắt chặt định lượng (QT), các nhà đầu tư đã bớt kỳ vọng về đà tăng của lạm phát tại Mỹ trong tương lai. Tâm lý trên thị trường trái phiếu dường như phù hợp với nỗ lực của Fed trong việc đạt được các mục tiêu lạm phát dài hạn của NHTW này.

Đường cong lợi suất

Một thước đo khác mà chúng ta có thể xem xét để đánh giá kỳ vọng của thị trường về triển vọng lãi suất trong tương lai là Đường cong lợi suất. Đường cong này cho thấy mối quan hệ giữa lợi suất trái phiếu kho bạc tại các kỳ hạn khác nhau.

Khi nền kinh tế hoạt động tốt và lãi suất được kỳ vọng sẽ tăng trong tương lai, đường cong lợi suất sẽ dốc lên. Tức là, khi nền kinh tế tiếp tục cải thiện, lãi suất ngắn hạn sẽ tăng và điều này sẽ được chuyển thành lợi suất của các kỳ hạn khác nhau cũng tăng. Đường cong lãi suất sẽ dốc lên. Nếu nền kinh tế dự kiến ​​sẽ suy giảm, thì lãi suất sẽ được dự kiến ​​sẽ giảm theo thời gian. Điều này sẽ được chuyển thành lợi suất của các kỳ hạn khác nhau giảm. Đường cong lãi suất sẽ dốc xuống.

Đường cong lợi suất đã bắt đầu đảo ngược vào tháng 06/2022 và đã giữ trạng thái này cho đến cuối tháng 07/2024. Cho đến thời điểm hiện tại, lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 30 năm đã đóng cửa cao hơn mức kỳ hạn 2 năm, trong khi lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm hiện chỉ còn thấp hơn 10 điểm cơ bản so với mức kỳ hạn này.

Nói cách khác, trong khoảng một tháng qua, đường cong lợi suất đã trở nên phẳng hơn nhiều so với quãng thời gian hai năm qua và bây giờ thậm chí có vẻ như nó có thể chuyển sang trạng thái dốc lên thay vì dốc xuống.

Nhưng, thời điểm này là giai đoạn mà Fed chuẩn bị thay đổi nhiều điều, trong đó có khả năng NHTW này sẽ bắt đầu giảm lãi suất điều hành tại cuộc họp FOMC sắp tới.

Fed sẽ làm gì với phần "định lượng" trong chính sách tiền tệ của mình?

Vào tháng 6, Fed đã bắt đầu giảm lượng chứng khoán được cắt giảm khỏi bảng cân đối kế toán mỗi tháng. Nhưng, bây giờ thì sao?

Fed đã giảm quy mô danh mục chứng khoán của mình trong hơn hai năm qua, một khoảng thời gian dài nếu xét đến lộ trình chính sách của họ trong quá khứ. Tôi tin rằng Fed có thể thực hiện được điều này bởi vì họ đang tác động đến yếu tố “số lượng” thay vì “giá cả”. Đây là điều có lẽ Chủ tịch Fed Ben Bernanke mong muốn khi ông chuyển sang chiến lược chính sách tiền tệ "mới" vào đầu những năm 2010. Ông Bernanke tin rằng "chiến lược lãi suất" không thể đạt được kết quả ổn định trong dài hạn. Trong khi đó, một chính sách dựa trên "số lượng" có thể được duy trì trong thời gian dài hơn nếu cần.

Fed đã bắt đầu nỗ lực "thắt chặt định lượng" hiện tại vào tháng 3 năm 2022, tức bây giờ đã là tháng thứ 30 của việc thắt chặt định lượng và hoạt động này đã diễn ra suôn sẻ mà không có sự gián đoạn thực sự nào trong khoảng thời gian này. Tôi tin rằng đây là lý do tại sao các nhà đầu tư đã điều chỉnh kỳ vọng như đã mô tả ở trên. Fed đã hành động, Fed đã nói về những gì họ đang làm và thị trường đã chấp nhận lập trường chính sách và tin tưởng vào những gì họ đã và đang làm.

Tuy vậy, vấn đề chính mà tôi mong đợi trong tương lai sẽ là việc Fed sẽ làm gì với chương trình "định lượng" của mình.

Và, đặc biệt là ngay trước cuộc bầu cử tổng thống, Fed sẽ không muốn gây ra bất kỳ sự hỗn loạn nào trên thị trường. Ông Powell, nếu xét đến những gì ông đã làm và ủng hộ, luôn ưu tiên sự ổn định.

Seeking Alpha

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Báo cáo Phân tích: Tiềm năng Tăng trưởng của Nền Kinh tế Hoa Kỳ (Phần 1)
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Báo cáo Phân tích: Tiềm năng Tăng trưởng của Nền Kinh tế Hoa Kỳ (Phần 1)

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bền vững trong dài hạn (hay tiềm năng tăng trưởng) của một nền kinh tế được xác định bởi nhiều yếu tố. Mặc dù ít được quan tâm do tính học thuật cao, dữ liệu này có tầm quan trọng tương đối lớn. Trong một loạt báo cáo gồm năm phần, chúng tôi sẽ đi sâu vào phân phân tích triển vọng và tiềm năng tăng trưởng kinh tế tại Hoa Kỳ.
Những bất ổn thương mại và căng thẳng địa chính trị thúc đẩy đồng USD tăng giá
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Những bất ổn thương mại và căng thẳng địa chính trị thúc đẩy đồng USD tăng giá

Tâm lý thị trường đã có bước ngoặt quyết định theo chiều hướng xấu hơn vào tuần trước, với tâm lý sợ rủi ro chiếm ưu thế trên khắp các loại tài sản. Sự kết hợp giữa tình hình kinh tế xấu đi ở Hoa Kỳ và tình hình bất ổn toàn cầu gia tăng đã làm dấy lên lo ngại rằng khẩu vị rủi ro có thể suy yếu hơn nữa. Cổ phiếu phải đối mặt với áp lực bán mới trong khi lợi suất giảm mạnh.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ