Thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung vẫn gặp trở ngại

Thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung vẫn gặp trở ngại

18:04 21/07/2021

Mới đây, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen đã bày tỏ nghi ngờ về thỏa thuận thương mại với Trung Quốc. Và nhiều bằng chứng rõ ràng đang cho thấy vẫn còn vô khối vấn đề cần giải quyết về tương lai của thỏa thuận giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới này.

Trả lời trong một cuộc phỏng vấn với New York Times vào tuần trước, bà Janet Yellen cho rằng, về thuế quan, không nên đối xử với Trung Quốc theo cách áp đặt. Trong một số trường hợp, dường như những gì đang diễn ra đã làm tổn thương người tiêu dùng Mỹ và việc loại bỏ thỏa thuận mà chính quyền Tổng thống Donald Trump trước đó đã đàm phán thực sự không giải quyết được nhiều vấn đề cơ bản mà nước Mỹ đang gặp phải với Trung Quốc.

Thỏa thuận được ký kết giữa 2 nước vào tháng 1/2020 nhằm chấm dứt một cuộc chiến thương mại mà cả 2 bên đều thiệt hại, gây ra các mức thuế đối với hàng hóa trị giá hàng tỷ đô la. Việc hủy bỏ nó hay tìm cách thay thế nó bằng một thứ gì đó mới khác sẽ chưa diễn ra vào thời điểm này.

Cựu quan chức ngoại giao và thương mại Trung Quốc Zhou Xiaoming cho biết, hiện tại sự yên ả tương đối trên “mặt trận thương mại” giữa 2 nền kinh tế dường như không thể hiện việc bình thường hóa, mà là báo hiệu những cơn giông bão sắp tới. Mặc dù vẫn đang xem xét lại lập trường của mình đối với Trung Quốc, chính quyền Tổng thống Biden có thể dự kiến sẽ hành động quyết liệt và mạnh mẽ hơn vào cuối năm nay.

Nếu chính quyền Mỹ hành động, thị trường công nghệ của Trung Quốc sẽ là nơi đầu tiên bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong hai thập kỷ, các công ty công nghệ Trung Quốc đã đổ xô vào thị trường chứng khoán Mỹ, vốn có sức hút lớn bởi môi trường pháp lý thân thiện và nguồn vốn khổng lồ. Các công ty này mong muốn đầu tư vào một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới..

Thực tế là không quá khó để nói về tầm quan trọng của thị trường Mỹ đối với các công ty Trung Quốc. Làn sóng đầu tiên của các nhà đầu tư Trung Quốc đặt chân tới Mỹ bắt đầu vào năm 1999. Kể từ đó, hơn 400 công ty Trung Quốc đã chọn các sàn giao dịch của Mỹ để niêm yết chính, huy động được hơn 100 tỷ USD, trong đó hầu hết là các ngành công nghệ. Cổ phiếu của họ sau đó được hưởng lợi từ một trong những thị trường tăng giá dài nhất trong lịch sử.

Tất cả sau đó đã tạo ra một môi trường cho phép các công ty công nghệ Trung Quốc niêm yết thành công trong nước và ít phụ thuộc hơn vào vốn của Mỹ. Nhu cầu này càng trở nên cấp bách hơn khi căng thẳng giữa Bắc Kinh và Washington gia tăng trong giai đoạn sau nhiệm kỳ của cựu Tổng thống Donald Trump. Ông Trump đã đưa ra các quy tắc mới cứng rắn, rằng các công ty Trung Quốc có thể bị kiểm soát trong một vài năm tới nếu họ từ chối cung cấp thông tin tài chính cho các cơ quan quản lý của Mỹ.

Thỏa thuận thương mại không làm giảm thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc, đó là một trong những mục tiêu của cựu Tổng thống Donald Trump. Xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc đạt kỷ lục trong một thời gian, nhưng sau đó nhập khẩu từ đại lục đã tăng vọt, đầu tiên là khẩu trang và đồ bảo hộ, sau đó là đồ điện tử và thiết bị gia đình và bây giờ là sự phục hồi của tiêu dùng nói chung khi nền kinh tế mở cửa và mọi người chi tiêu tiền để kích cầu.

Các đơn hàng nhập khẩu mà Trung Quốc đồng ý sẽ hết hạn vào cuối năm nay và Trung Quốc đang tụt ở phía sau so với những gì họ cam kết. Tuy nhiên, hai bên cũng đồng ý rằng lượng mua hàng của Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng từ năm 2022 đến năm 2025, mặc dù không có chi tiết nào được công khai.

Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai cho biết, vào tháng 5/2021, Mỹ đã cam kết tiến hành xây dựng thỏa thuận và nói rằng việc loại bỏ thuế quan sẽ phụ thuộc vào kết quả của các cuộc đối thoại sắp tới với Trung Quốc. Mặc dù vậy, kể từ khi bắt đầu công việc của mình, bà chỉ có một cuộc điện thoại với người đồng cấp là Trưởng đoàn đàm phán Trung Quốc, Phó Thủ tướng Liu He. Quan hệ Thương mại Hoa Kỳ-Trung Quốc đang mất cân bằng đáng kể.

Hiện vẫn chưa rõ, liệu các vấn đề của thỏa thuận thương mại có được giải quyết trong năm nay hay không? Tuy nhiên, việc hai bên không thống nhất về chuyến thăm của một nhà ngoại giao cấp cao của Mỹ trong tuần này, rõ ràng không phải là điềm báo tốt cho các cuộc đàm phán sớm.

Link gốc tại đây.

Theo Thời báo Ngân hàng

Broker listing

Cùng chuyên mục

Bao giờ tài sản Mỹ mới "great again"? Không nhanh như chúng ta nghĩ

Bao giờ tài sản Mỹ mới "great again"? Không nhanh như chúng ta nghĩ

Giá cổ phiếu Mỹ đã phục hồi mạnh mẽ trong tuần này sau thông báo rằng Mỹ và Trung Quốc đa xích lại gần nhau hơn. Đà giảm của S&P 500 kể từ đầu năm đã bị xóa sạch. Điều đó diễn ra sau tin tức Mỹ cắt giảm thuế quan đề xuất đối với hàng hóa Trung Quốc từ 145% xuống 30% trong 90 ngày, cùng với dữ liệu lạm phát tốt hơn dự kiến. Tuy nhiên, tin tức này thay đổi rất ít. Nhiều nhà đầu tư vẫn cho rằng việc đa dạng hóa danh mục khỏi đồng đô la Mỹ và cổ phiếu là hợp lý, đặc biệt khi USD chỉ phục hồi yếu ớt và lợi suất trái phiếu dài hạn ở Mỹ đang tăng lên.
Triển vọng Eurozone chịu sức ép từ bất ổn thương mại và lạm phát dịch vụ
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Triển vọng Eurozone chịu sức ép từ bất ổn thương mại và lạm phát dịch vụ

Dữ liệu đầu quý hai cho thấy sản xuất khu vực đồng euro hồi phục nhẹ bất chấp bất ổn thương mại, nhưng ngành dịch vụ bắt đầu suy yếu. Lạm phát cơ bản tăng mạnh hơn dự kiến do giá dịch vụ cao, trong khi ECB duy trì lập trường dovish trước rủi ro từ chính sách thương mại Mỹ. Tăng trưởng quý đầu tiên khả quan, song triển vọng cả năm vẫn dưới tiềm năng do nhu cầu nước ngoài yếu.
Rủi ro lạm phát có thể giảm rất nhanh

Rủi ro lạm phát có thể giảm rất nhanh

Rủi ro lạm phát là một chủ đề được thảo luận đáng kể trên các phương tiện truyền thông chính thống trong vài năm qua. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên khi lạm phát tăng đột biến sau đại dịch năm 2020 do chi tiêu của người tiêu dùng (nhu cầu) tăng mạnh nhờ các khoản thanh toán kích thích và sản xuất (cung) bị đình trệ. Để hiểu tại sao điều đó xảy ra, chúng ta cần xem lại “Nguyên lý Kinh tế học cơ bản.”
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ