WSJ: Bắc Kinh yêu cầu các địa phương trên cả nước chuẩn bị "đón bão", sẽ không cứu Evergrande

WSJ: Bắc Kinh yêu cầu các địa phương trên cả nước chuẩn bị "đón bão", sẽ không cứu Evergrande

16:06 24/09/2021

Không muốn ra tay giải cứu "bom nợ" Evergrande, Bắc Kinh đang yêu cầu lãnh đạo các địa phương trên cả nước chuẩn bị cho khả năng "bão" ập đến.

Wall Street Journal dẫn nguồn tin thân cận cho biết Trung Quốc đang yêu cầu các địa phương hãy chuẩn bị cho khả năng tập đoàn Evergrande sẽ sụp đổ. Một số quan chức địa phương miêu tả những yêu cầu này giống như "hãy chuẩn bị sẵn sàng cho khả năng một cơn bão sẽ ập đến". Họ được hướng dẫn chỉ ra mặt vào phút cuối cùng nếu như Evergrande không thể xử lý vụ việc một cách êm thấm.

Các địa phương được giao nhiệm vụ ngăn chặn tình huống bất ổn xã hội và phòng chống những tác động ảnh hưởng lên người mua nhà và toàn nền kinh tế, ví dụ như giảm thiểu tối đa tình trạng người dân bị thất nghiệp.

Ngoài ra các địa phương được yêu cầu thành lập nhóm gồm các chuyên gia về kế toán và luật để kiểm tra tình hình tài chính liên quan đến hoạt động của Evergrande tại địa phương. Lãnh đạo các địa phương cần họp bàn với các doanh nghiệp bất động sản (cả tư nhân và quốc doanh) đang hoạt động trên địa bàn để lên phương án sẵn sàng tiếp quản những dự án của Evergrande. Đồng thời phải thành lập tổ công tác để kiểm soát tình hình nếu các vụ biểu tình nổ ra.

Tập đoàn Evergrande được thành lập từ 25 năm trước, có trụ sở tại Thâm Quyến. Hiện Evergrande đang có khoảng 800 dự án dang dở tại hơn 200 thành phố, gần như mọi tỉnh thành của Trung Quốc. Cuộc khủng hoảng nợ của tập đoàn này ảnh hưởng đến rất nhiều người, từ các nhà đầu tư, nhân viên của tập đoàn, các nhà cung ứng cho đến những người mua nhà. Các ngành khác trong nền kinh tế Trung Quốc cũng bị ảnh hưởng dây chuyền.

Evergrande cho biết một số dự án đang bị ngừng thi công sau khi tập đoàn không thể thanh toán tiền cho nhà cung ứng và các nhà thầu phụ. Một số nhà thầu và người mua nhà đã tổ chức biểu tình bên ngoài văn phòng của Evergrande.

Theo nguồn tin thân cận, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc cũng đang xem xét nới lỏng chính sách quản lý thị trường bất động sản ở một vài thành phố nhỏ, ví dụ như cho phép sở hữu ngôi nhà thứ hai dễ dàng hơn. Chính phủ có thể nới lỏng một số chỉ tiêu đo lường mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính của các tập đoàn bất động sản. Evergrande đã vượt qua cả 3 "lằn ranh đỏ" về đòn bẩy tài chính và bị mất thanh khoản, rơi vào cuộc khủng hoảng nợ như chúng ta đang thấy. 

Báo cáo mới đây của Morgan Stanley nhận định xét theo tầm quan trọng của lĩnh vực bất động sản trong nền kinh tế Trung Quốc, Bắc Kinh "sẽ cần phải tránh kịch bản thị trường nhà ở lao dốc quá nhanh và quá mạnh". Các phương án nới lỏng có thể bao gồm tăng chi tiêu tài khóa, hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc áp dụng với các ngân hàng thương mại và nới lỏng điều kiện đối với khách hàng muốn vay thế chấp.

Tuy nhiên, các nới lỏng này sẽ chỉ được thực hiện ở các thành phố nhỏ và không làm thay đổi chiến lược siết chặt quản lý thị trường bất động sản mà Trung Quốc đang ráo riết thực hiện.

Theo con số chính thức, lĩnh vực bất động sản trực tiếp đóng góp khoảng 7,3% GDP Trung Quốc. Tuy nhiên giới phân tích nhận định tỷ trọng thực sự phải lên đến hơn 30%. 

Link gốc tại đây.

Theo CafeF

Broker listing

Cùng chuyên mục

Báo cáo Phân tích: Tiềm năng Tăng trưởng của Nền Kinh tế Hoa Kỳ (Phần 1)
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Báo cáo Phân tích: Tiềm năng Tăng trưởng của Nền Kinh tế Hoa Kỳ (Phần 1)

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bền vững trong dài hạn (hay tiềm năng tăng trưởng) của một nền kinh tế được xác định bởi nhiều yếu tố. Mặc dù ít được quan tâm do tính học thuật cao, dữ liệu này có tầm quan trọng tương đối lớn. Trong một loạt báo cáo gồm năm phần, chúng tôi sẽ đi sâu vào phân phân tích triển vọng và tiềm năng tăng trưởng kinh tế tại Hoa Kỳ.
Những bất ổn thương mại và căng thẳng địa chính trị thúc đẩy đồng USD tăng giá
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Những bất ổn thương mại và căng thẳng địa chính trị thúc đẩy đồng USD tăng giá

Tâm lý thị trường đã có bước ngoặt quyết định theo chiều hướng xấu hơn vào tuần trước, với tâm lý sợ rủi ro chiếm ưu thế trên khắp các loại tài sản. Sự kết hợp giữa tình hình kinh tế xấu đi ở Hoa Kỳ và tình hình bất ổn toàn cầu gia tăng đã làm dấy lên lo ngại rằng khẩu vị rủi ro có thể suy yếu hơn nữa. Cổ phiếu phải đối mặt với áp lực bán mới trong khi lợi suất giảm mạnh.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ