Trong đầu tư, có một quy luật ngầm: khi một cơ hội trở nên quá rõ ràng, có thể nó đã không còn hấp dẫn. Tuy nhiên, chứng khoán châu Âu lúc này lại là một ngoại lệ đầy thú vị.
Thị trường chứng khoán toàn cầu ghi nhận sự phục hồi mạnh mẽ khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell phát đi tín hiệu dovish, trấn an tâm lý lo ngại của nhà đầu tư về tác động của thuế quan và triển vọng tăng trưởng kinh tế Mỹ.
Chứng khoán Mỹ kết thúc phiên giao dịch trong sắc xanh nhưng đã trả lại một phần mức tăng trước khi đóng cửa. Vài ngày tới có thể sẽ đầy thách thức, với cuộc họp của BoJ và cuộc họp của Fed vào thứ Tư.
Các chính sách thương mại quyết liệt của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đặt thế giới vào quỹ đạo tăng trưởng chậm hơn và lạm phát cao hơn, OECD cảnh báo tình hình có thể trở nên nghiêm trọng hơn nếu căng thẳng tiếp tục leo thang.
Đợt bán tháo đưa S&P 500 rơi vào vùng điều chỉnh tuần qua gây chú ý bởi tính tương đối ổn định. Hiện tại, trong khi nhà đầu tư tìm kiếm các chỉ báo tâm lý và ngưỡng giá quan trọng để nhận diện khả năng hồi phục hay tiếp tục suy giảm, họ cũng cần quan tâm đến một yếu tố khó nắm bắt nhưng đặc biệt quan trọng: thanh khoản thị trường.
Thị trường chứng khoán Mỹ đã trải qua một cú đảo chiều mạnh mẽ chỉ trong vài tuần, từ trạng thái hưng phấn đạt đỉnh lịch sử đến nguy cơ rơi vào vùng điều chỉnh. Giờ đây, mọi sự chú ý đang đổ dồn vào báo cáo lạm phát CPI, dự kiến công bố vào thứ Tư, với kỳ vọng sẽ gây ra một đợt biến động lớn trên chỉ số S&P 500.
Thị trường chứng khoán châu Á giảm điểm phiên thứ ba liên tiếp vào ngày hôm nay, theo sau đà sụt giảm mạnh của thị trường Mỹ - nơi chỉ số Nasdaq 100 ghi nhận phiên giao dịch tệ nhất kể từ năm 2022.
Những lo ngại về thuế quan và các vụ sa thải trong chính phủ có thể làm suy yếu tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ đã kéo dài chuỗi biến động ba tuần trên các thị trường toàn cầu. Cổ phiếu Mỹ đang hướng tới đợt sụt giảm tồi tệ nhất trong năm 2025 khi Phố Wall giảm bớt tâm lý lạc quan, trong khi nhu cầu trú ẩn đổ về trái phiếu chính phủ ở Mỹ và châu Âu.
Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ giảm điểm, trong khi đồng yên Nhật và franc Thụy Sĩ – hai đồng tiền trú ẩn – đồng loạt tăng giá vào thứ Hai, khi áp lực giảm phát ngày càng gia tăng tại Trung Quốc làm dấy lên lo ngại về tăng trưởng kinh tế, giữa bối cảnh nền kinh tế Mỹ kém khởi sắc và cuộc chiến thương mại toàn cầu leo thang.
Trong tuần qua, nguy cơ suy thoái kinh tế tại Hoa Kỳ đã gia tăng đáng kể. Tuy nhiên, đa số các nhà phân tích vẫn chưa coi đây là kịch bản chính cho năm nay.