Fed đã giữ nguyên lãi suất qua đêm ở mức 5.25%-5.50% sau cuộc họp chính sách ngày 30-31/7. Tuy nhiên, Fed cũng báo hiệu rằng việc cắt giảm lãi suất có thể bắt đầu sớm nhất vào cuộc họp ngày 17-18/9. Quyết định này sẽ phụ thuộc vào các dữ liệu từ nay đến lúc đó.
Vàng tiếp tục tăng giá khi lo ngại gia tăng về việc leo thang xung đột tại Gaza và kỳ vọng cắt giảm lãi suất. Dữ liệu lạm phát của Mỹ sẽ là tâm điểm, trong tuần này có thể ảnh hưởng đến lộ trình lãi suất. Kim loại quý này hiện đã tăng khoảng 75 USD/ounce chỉ trong vòng ba phiên, kể từ sau đợt bán tháo cực mạnh đầu tuần trước.
Trong ngắn hạn, tỷ giá USD/CNY phụ thuộc phần lớn vào biến động của đồng USD và tâm lý thị trường đối với Trung Quốc. Cả hai yếu tố này vẫn tiềm ẩn nhiều bất ổn. Phục hồi kinh tế của Trung Quốc có khả năng diễn ra chậm trong thời gian tới do tiêu dùng và đầu tư yếu chỉ có thể phục hồi dần dần, lĩnh vực bất động sản vẫn đang tìm đáy. Tuy nhiên, Hội nghị Trung ương lần thứ 3 sắp tới có thể đưa ra một số tín hiệu tích cực và đồng USD có thể suy yếu.
GBP/USD giữ vững đà tăng, nằm ngay dưới vùng kháng cự tâm lý 1.3000 trong phiên giao dịch London hôm thứ Hai. Cặp tiền này duy trì ổn định giữa bối cảnh kỳ vọng Fed sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất từ cuộc họp tháng 9 ngày càng tăng.
NZD/USD chịu áp lực bán sau khi chỉ số nhà quản lý dịch vụ (PSI) của Business NZ giảm xuống 40.2 trong tháng 6, đánh dấu tháng giảm thứ tư liên tiếp. Đây là mức hoạt động thấp nhất kể từ khi các biện pháp phong tỏa COVID-19 được dỡ bỏ. Dữ liệu này cho thấy sự suy yếu trong lĩnh vực dịch vụ của New Zealand, gia tăng lo ngại về triển vọng kinh tế của đất nước.
GDP của Anh tăng 0.4% so với tháng trước, vượt kỳ vọng 0.2%, hỗ trợ đồng bảng Anh. Dữ liệu CPI của Mỹ so với tháng trước thấp hơn dự kiến, gây áp lực lên đồng USD. EUR/USD đi ngang quanh mức 1.0867 do dữ liệu lạm phát và thất nghiệp Mỹ trái chiều.
Reuters hôm thứ Tư cho biết tại cuộc họp tháng này, BoJ có thể sẽ hạ dự báo tăng trưởng kinh tế trong năm nay và dự báo lạm phát sẽ ở quanh mức mục tiêu 2% trong những năm tới.
GBP/USD đã tăng liên tục từ đáy 1.2610 hồi đầu tháng 7, chạm mức cao nhất trong gần 4 tuần qua. Mặc dù vậy, do ảnh hưởng từ xu hướng chung của thị trường, cặp tiền này đã nhanh chóng thoái lui và hiện giao dịch quanh mức 1.2800 tại thời điểm viết bài.
EUR/USD đã giảm trở lại 1.0700 vào thứ Năm, xóa sạch đà tăng trong tuần và hiện đang giao dịch tích cực nhẹ trên mốc này. Chỉ số PMI của EU công bố vào chiều nay dự kiến tăng nhẹ. Chỉ số PMI của Mỹ sẽ kết thúc tuần giao dịch, dự kiến giảm nhẹ.
Giá dầu thô West Texas Intermediate (WTI) giao dịch khá dè dặt trong phiên hôm nay, giảm nhẹ dưới mức 78.00 USD. Tính từ đáy ngắn hạn ngày 04/06, giá dầu thô WTI đã tăng hơn 9.00% chỉ trong sáu phiên nên nhiều khả năng đây là động thái chốt lời của một số nhà đầu tư trước thềm công bố dữ liệu PPI của Mỹ tối nay theo giờ Việt Nam.
Các số liệu BSI quý 2 làm tâm điểm chú ý của nhà đầu tư đối với USD/JPY trước thềm quyết định lãi suất của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ). Sau đó vào tối nay theo giờ Việt Nam, giá sản xuất (PPI) và số liệu đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ cũng thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư.