Kế hoạch cắt giảm thuế quy mô lớn, cùng với các chính sách thuế quan và chiến tranh thương mại có thể gây chấn động cho các nhà đầu tư trái phiếu Kho bạc Mỹ. Tuy nhiên, với vai trò là thị trường trụ cột toàn cầu và sự khan hiếm các lựa chọn thay thế, thị trường trái phiếu vẫn thể hiện khả năng phục hồi đáng kinh ngạc
Trong phiên họp tháng 1, trước bối cảnh lạm phát vẫn đang dai dẳng và chính sách kinh tế còn nhiều bất định, các quan chức Fed đã thể hiện lập trường sẵn sàng duy trì ổn định mức lãi suất hiện tại.
Lạm phát tại Anh đã tăng mạnh hơn kỳ vọng trong tháng 1, đạt mức 3.0% – cao nhất trong 10 tháng, làm dấy lên lo ngại về khả năng kiểm soát giá cả của Ngân hàng Trung ương Anh (BoE). Đà tăng này đặt ra thách thức lớn đối với quan điểm của BoE rằng áp lực lạm phát sẽ dần hạ nhiệt trong dài hạn.
Sau khi trở lại Nhà Trắng, chính quyền Tổng thống Donald Trump đang thúc đẩy xu hướng nới lỏng giám sát tài chính, đặt hệ thống ngân hàng Mỹ trước những rủi ro tiềm ẩn. Việc cắt giảm các quy định kiểm soát, cùng với động thái ủng hộ tiền điện tử, có thể tạo ra một cuộc khủng hoảng trong tương lai, tương tự như bài học từ sự sụp đổ của Silicon Valley Bank.
Thị trường chứng khoán châu Á giao dịch trong biên độ hẹp vào phiên đầu tuần khi các nhà đầu tư chờ đợi quyết định chính sách tiền tệ của RBA, trong khi nhóm cổ phiếu ngành công nghệ tại Hồng Kông tiếp tục thu hút dòng tiền, củng cố đà tăng gần đây.
Thành viên Hội đồng Thống đốc Cục Dự trữ Liên bang Christopher Waller nhận định các số liệu kinh tế gần đây ủng hộ việc duy trì lãi suất hiện tại, song nếu lạm phát diễn biến tương tự năm 2024, Fed có thể xem xét nối lại quá trình cắt giảm lãi suất "trong năm nay."
Thị trường ghi nhận nỗ lực phục hồi của vàng và USD sau phiên giảm điểm ngày thứ Sáu. Các đồng tiền chủ chốt duy trì đà tăng so với USD trong tháng. Yên Nhật tăng giá nhờ số liệu GDP vượt kỳ vọng; thị trường chờ đợi quyết định lãi suất từ Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA).