Chứng khoán châu Âu giảm mạnh trong phiên giao dịch ngày 2/4, khi nhóm cổ phiếu chăm sóc sức khỏe chịu áp lực bán tháo, trong bối cảnh giới đầu tư đứng trước nguy cơ căng thẳng thương mại leo thang giữa Mỹ và châu Âu.
Khi chính quyền Trump tại Washington thúc đẩy mạnh mẽ các cuộc đàm phán ngừng bắn với Moscow, một xu hướng mới đang dần hình thành tại châu Âu: mong muốn quay lại với nguồn năng lượng giá rẻ từ Nga. Dù vẫn chịu sức ép từ các lệnh trừng phạt của EU, nhiều chính trị gia Đức đã công khai kêu gọi nối lại quan hệ với Nga, tạo nên những rạn nứt đáng kể trong chính sách đối ngoại và năng lượng của khối.
Châu Âu đang đẩy mạnh tái vũ trang với hàng trăm tỷ euro sắp được rót vào ngân sách quốc phòng. Nhưng chi tiêu lớn không đồng nghĩa với sức mạnh thực sự, nếu các quốc gia vẫn mắc kẹt trong tình trạng phân mảnh và lãng phí. Liệu châu Âu có thể biến khoản tiền khổng lồ này thành một lực lượng quân sự độc lập, hay sẽ tiếp tục phụ thuộc vào Mỹ?
Châu Âu đang bước vào giai đoạn nhạy cảm của chính sách tiền tệ khi lãi suất tiến gần mức trung lập, nhưng ngưỡng cân bằng này – R-star – lại là một mục tiêu không cố định.
Chính sách của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang tạo ra những xáo trộn lớn trong nền kinh tế toàn cầu, nhưng trớ trêu thay, nó cũng trở thành một cú hích để châu Âu đẩy mạnh cải cách và đầu tư.
Khi Donald Trump rút dần sự bảo trợ của Mỹ, nhiều người kỳ vọng lục địa già sẽ đoàn kết và mạnh mẽ hơn. Nhưng thực tế lại phức tạp hơn nhiều: sự chia rẽ giữa Bắc và Nam, những cam kết quốc phòng chưa được bảo đảm tài chính, và sự do dự trong việc triển khai quân sự khiến viễn cảnh về một châu Âu tự chủ trở nên xa vời.
Trong khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) có cách tiếp cận khác nhau đối với lãi suất trung lập, Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) đang đối mặt với một cuộc tranh luận nội bộ căng thẳng về việc liệu mức lãi suất trung lập có thực sự là kim chỉ nam cho chính sách tiền tệ hay không. Với các đợt cắt giảm lãi suất đã diễn ra và thị trường tài chính đang dõi theo từng động thái của ECB, câu hỏi đặt ra là: Lãi suất đã đạt đến mức trung lập chưa, hay vẫn còn dư địa để tiếp tục giảm?
Châu Âu cần một chiến lược công nghiệp độc lập để đối phó hiệu quả với những thách thức ngày càng gia tăng từ Trung Quốc và Mỹ. Trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu khốc liệt, việc phụ thuộc vào các nền kinh tế lớn khác khiến EU dễ bị tổn thương trước biến động thị trường và chính sách bảo hộ.
Thị trường tài chính đang chứng kiến một làn sóng kỳ vọng mới về khả năng Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) sẽ phải đẩy nhanh tiến trình cắt giảm lãi suất, phản ứng trước hai thách thức lớn: nguy cơ từ các biện pháp thuế quan của Mỹ và tình trạng bất ổn chính trị ngày càng gia tăng trong khu vực đồng euro.
Giữa lúc thị trường Mỹ thu hút phần lớn sự chú ý, các nhà đầu tư bắt đầu nhìn sang châu Âu, nơi giá trị cổ phiếu tăng cao nhờ một yếu tố không mấy ngờ đến: “mức giá rẻ” kéo dài.